Khí thải phát sinh từ nhà máy luôn là vấn đề mà nhiều chủ máy, người dân và chính phủ quan tâm. Để đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường, nhiều giải pháp khói bụi đã được đưa ra. Hãy cùng Đạt Tín tìm hiểu tầm quan trọng của việc làm sạch không khí và hệ thống xử lý bụi nhà máy.
Khói bụi trong nhà máy bao gồm những chất gì?
Bắt đầu từ giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, vấn đề ô nhiễm môi trường vẫn luôn là một vấn đề lớn mà chúng ta cần giải quyết. Tuy nhiên, hiện nay việc đầu tư các hệ thống xử lý môi trường không khí trong các nhà xưởng, nhà máy, doanh nghiệp còn chưa được đầu tư và quan tâm mạnh. Hệ lụy của ô nhiễm môi trường là vô cùng nghiêm trọng, không chỉ với sức khỏe của con người, động thực vật, mà còn cả hiệu suất của máy móc.
Các chất gây ô nhiễm môi trường thường bao gồm:
- Carbon dioxide (CO2): Chất khí gây hiệu ứng nhà kính hàng đầu, được mô tả như là “chất gây ô nhiễm hàng đầu” và “ô nhiễm khí hậu tồi tệ nhất”.
- Sulfur oxit (SOx) – đặc biệt sulfur dioxide (SO2). SO2 được tạo ra bởi các núi lửa và trong các quy trình sản xuất công nghiệp khác nhau. Đặc biệt trong nhà máy sử dụng than và dầu mỏ làm nguyên liệu sản xuất, thường chứa các hợp chất lưu huỳnh, và sự đốt cháy của chúng tạo ra sulfur dioxide.
- Oxit nitơ (NOx): Các oxit nitơ, đặc biệt là nitơ dioxit, bị thải ra khỏi quá trình đốt cháy nhiệt độ cao và cũng được sản sinh trong các cơn dông do sự phóng điện. Nitơ đioxit là một hợp chất hóa học có công thức NO2.Nó là một trong vài oxit nitơ. Một trong những chất gây ô nhiễm không khí nổi bật nhất, chất khí độc màu nâu đỏ này có mùi đặc trưng.
- Cacbon monoxit (CO): là một loại khí không màu, không mùi, độc nhưng không gây kích thích. Nó là sản phẩm của sự đốt cháy không đầy đủ của nhiên liệu như khí tự nhiên, than đá hoặc gỗ.
- Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC): Các benzen thơm, toluene và xylene được nghi ngờ có chất gây ung thư và có thể dẫn đến bệnh bạch cầu với tiếp xúc kéo dài. 1, 3-butadien là một hợp chất nguy hiểm khác thường liên quan đến việc sử dụng trong công nghiệp.
- Các kim loại độc như chì và thủy ngân, đặc biệt là các hợp chất của chúng.
- Chlorofluorocarbons (CFCs) – có hại cho tầng ozon; Các khí thải ra từ máy điều hòa không khí, tủ lạnh, bình xịt aerosol…
Tác hại của khói bụi với sức khỏe của công nhân trong nhà máy
Người lao động làm việc trong các không gian không được lắp đặt các hệ thống xử lý không khí hoặc được lắp đặt các hệ thống xử lý nhưng không đạt tiêu chuẩn trong một thời gian có thể dẫn tới các vấn đề về sức khỏe. Các chất gây ô nhiễm chủ yếu là các chất ô nhiễm tiêu chuẩn, bao gồm ozon, chất rắn, lưu huỳnh đioxit, nitơ dioxit, cacbon monoxit và chì.
Khi các chất ô nhiễm này thâm nhập sâu vào phổi và hệ thống tim mạch, gây ra các bệnh đột quỵ, bệnh tim, ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Ở Việt Nam, khoảng 60.000 người chết mỗi năm có liên quan đến ô nhiễm khói bụi.