Môi trường lao động gồm nhiều yếu tố như: vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió), ánh sáng, bức xạ nhiệt, tiếng ồn, rung chuyển, bụi, khói, hơi khí độc, hóa chất … luôn tồn tại trong môi trường làm việc. Người lao động nếu phải tiếp xúc thường xuyên với yếu tố nguy cơ, tác hại nghề nghiệp vượt quá tiêu chuẩn cho phép sẽ bị ảnh hưởng sức khỏe, hoặc nặng hơn có thể. Chính vì thế, các doanh nghiệp, cơ sở có sử dụng người lao động cần phải thực hiện đánh giá môi trường lao động định kỳ hàng năm để kịp thời phát hiện những yếu tố nguy hại vượt mức cho phép và đưa ra phương pháp xử lý kịp thời.
Tại sao phải đánh giá môi trường lao động?
Đánh giá môi trường lao động là hoạt động bắt buộc theo quy định của pháp luật.
Thông qua việc đánh giá môi trường lao động, mọi yếu tố của môi trường làm việc sẽ được kiểm tra, đánh giá một cách chính xác và khách quan để phát hiện những yếu tố độc hại còn tồn tại trong môi trường lao động và đưa ra những phương án xử lý kịp thời.
Quan trắc môi trường lao động là phương pháp để kiểm soát mức độ ô nhiễm và độc hại của môi trường làm việc.
Đánh giá môi trường lao động sẽ hỗ trợ gián tiếp một phần cho doanh nghiệp xây dựng môi trường làm việc an toàn và lành mạnh hơn cho người lao động.
Các chỉ tiêu cơ bản trong đánh giá môi trường lao động
Điều 35 Nghị định 44/2016/NĐ-CP đã nêu đầy đủ về nguyên tắc thực hiện đo kiểm quan trắc môi trường lao động là Thực hiện quan trắc đầy đủ yếu tố có hại đã được liệt kê trong Hồ sơ vệ sinh lao động do cơ sở lao động lập.
Mỗi một môi trường lao động có những điều kiện khác nhau thì quy trình quan trắc và những chỉ tiêu đánh giá khác nhau phù hợp với môi trường đó theo quy định của pháp luật.
Các yếu tố vật lý
Vi khí hậu: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, bức xạ nhiệt.
Ánh sáng, tiếng ồn.
Bụi toàn phần: có trong không khí tự nhiên.
Bụi kim loại, bụi silic: có trong hoạt động hàn xì, cắt, phay, tiện,…
Bụi bông: có trong các hoạt động sản xuất mền gối, dệt may,…
Bụi amiang: có trong sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất nhôm định hình, bìa giấy bằng amiăng,..
Điện từ trường: có trong các ngành điện lữ, bưu điện, viễn thông, các trạm rada, nơi có dòng điện cao thế, máy phát sóng, trạm tăng áp,…
Bức xạ tử ngoại: có trong các quá trình chụp X-quang, chụp CT,…
Phóng xạ: tại các nhà máy điện hạt nhân, chụp X-quang,…
Độ rung: phát sinh từ các thiết bị máy móc như khoan, cắt, trộn,…
Các yếu tố hoá học
Khí độc hại: NOx, SO2, CO có trong các lò đốt, xưởng sản xuất,…
Khí CO2: khí độc cơ bản trong môi trường văn phòng.
H2S: máy mài, máy cắt,..
Hơi hoá chất: có trong hoá chất và nguyên, nhiên liệu sản xuất.
Các yếu tố hơi kim loại: khi nung, đốt kim loại trong sản xuất.
Khu vực sơn: vi khí hậu, bức xạ nhiệt, ánh sáng, tiếng ồn, độ rung, bụi toàn phần, CO2, CO,…
Khu vực sửa chữa.
Khu vực lắp ráp.
Các yếu tố vi sinh trong môi trường lao động.
Các yếu tố tâm sinh lý lao động và Ergonomics, các yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động, kinh tế, xã hội, tự nhiên, văn hóa.
Các yếu tố về tổ chức bố trí lao động: bố trí vị trí lao động, phương pháp hoạt động, thao tác làm việc, chế độ lao động và nghỉ ngơi, chế độ ca làm việc, thời gian lao động,…
Yếu tố tâm – sinh lý: gánh nặng lao động thể lực, căng thẳng thần kinh tâm lý, căng thẳng thần kinh – giác quan, tư thế lao động, ecgonomy.
Đối với ngành nghề nặng nhọc độc hại nguy hiểm và ngành nghề đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm, khi quan trắc môi trường lao động phải thực hiện đánh giá gánh nặng lao động và một số chỉ tiêu tâm sinh lý lao động Ec-gô-nô-my (Ergonomics) quy định tại Khoản 3 Điều 33 Nghị định 44/2016/NĐ-CP.
Quy trình thực hiện đo kiểm quan trắc môi trường lao động
Trước khi thực hiện quan trắc môi trường lao động, tổ chức quan trắc môi trường lao động phải đảm bảo máy móc, thiết bị phục vụ quan trắc môi trường lao động được hiệu chỉnh, hiệu chuẩn theo đúng quy định của pháp luật.
Thực hiện đúng và đầy đủ quy trình quan trắc môi trường lao động đã cam kết với doanh nghiệp và theo hồ sơ lao động.
Thông báo trung thực kết quả quan trắc môi trường lao động cho người sử dụng lao động.
Trường hợp kết quả quan trắc môi trường lao động không bảo đảm, cơ sở lao động thực hiện như sau:
Triển khai biện pháp cải thiện điều kiện lao động, giảm thiểu yếu tố có hại và phòng chống bệnh nghề nghiệp.
Tổ chức khám sức khỏe phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp và bệnh liên quan đến nghề nghiệp cho người lao động ở các vị trí có môi trường lao động không đảm bảo.
Bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
Quy định đánh giá môi trường lao động
Thực hiện trong thời gian cơ sở lao động đang tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Lấy mẫu theo phương pháp lấy mẫu cá nhân và vị trí lấy mẫu được đặt tại vùng có khả năng ảnh hưởng đến người lao động.
Đối với quan trắc môi trường lao động bằng phương pháp phát hiện nhanh khi kết quả có nghi ngờ, tổ chức quan trắc môi trường lao động lấy mẫu, phân tích bằng phương pháp phù hợp tại phòng xét nghiệm đủ tiêu chuẩn.
Quy định xử phạt nếu không thực hiện đánh giá môi trường lao động
Theo khoản 3 Điều 26 của Nghị định 28/2020/NĐ-CP: Phạt tiền từ 20 đến 40 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi tiến hành không quan trắc môi trường lao động để kiểm soát tác hại đối với sức khỏe người lao động theo quy định của pháp luật.
Tần suất đánh giá môi trường làm việc
Các cơ sở kinh doanh, sản xuất có trách nhiệm thực hiện đánh giá, đo kiểm môi trường lao động ít nhất 1 năm 1 lần.
Lập hồ sơ vệ sinh lao động
Lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động theo phụ lục 1, Nghị định 39/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016.
Thực hiện đánh giá, dự báo các tác động của môi trường đến sức khỏe con người. Và kiến nghị các giải pháp khắc phục.
Đo đạc lấy mẫu phân tích đánh giá các yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe con người và môi trường làm việc. Xây dựng các biện pháp giảm thiểu và khắc phục.