Trang chủ»Dịch vụ»Xử lý nước sạch

Xử lý nước sạch

Sơ đồ công nghệ xử lý nước cấp từ nguồn nước mặt chi tiết

 

1. Nước cấp là gì?

Nước cấp là nước được cấp cho người sử dụng sau khi trải qua các quá trình xử lý tại các nhà máy và được làm sạch bằng các công nghệ hiện đại. Hiện nay, nước cấp được chia thành hai loại, đó là nước cấp dành cho hoạt động ăn uống và nước cấp dành cho hoạt động sinh hoạt thường ngày. 

Khác với nguồn nước từ sông, suối, ao, hồ, nước ngầm hoặc nước mưa... nước cấp là nguồn nước đã được làm sạch bằng các công nghệ hiện đại. Trước khi được đưa vào sử dụng nhà máy luôn có các quá trình kiểm nghiệm, kiểm soát các tiêu chuẩn để đảm bảo an toàn. 

nuoc-cap-la-gi

Nước cấp là gì? 

2. Sử dụng nước chưa qua xử lý có ảnh hưởng gì?

Nếu người dân sử dụng nguồn nước trực tiếp từ các ao, hồ, kênh, rạch chưa qua xử lý sẽ ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe. Có rất nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm xuất phát từ nguồn nước không đảm bảo vệ sinh, tiêu biểu là các bệnh trên đường tiêu hóa như tiêu chảy, tả, viêm gan…

Không những thế, trong các nguồn nước chưa được xử lý cũng không kiểm soát được hàm lượng tạp chất trong nước, những kim loại nặng, các chất độc hại… Nếu người dân sử dụng trực tiếp nguồn nước đó lâu ngày sẽ mắc các bệnh mãn tính về thần kinh, tim mạch, huyết áp, tiêu hóa… Các căn bệnh ung thư quái ác trên da, máu do sử dụng nguồn nước ô nhiễm cũng đang ngày càng gia tăng. 

o-nghiem-nguon-nguon-co-anh-huong-nhu-the-nao

Nguy hiểm khi sử dụng nguồn nước ô nhiễm 

3. Chất lượng nguồn nước cấp tại Việt Nam

Hiện nay tại Việt Nam phần lớn người dân đều đang được sử dụng nguồn nước máy đã được xử lý. Tuy nhiên theo báo cáo thống kê của Cục Quản lý tài nguyên nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường thì Việt Nam ta còn là một nước ‘’thiếu nước sạch’’. Vẫn còn rất nhiều khu vực chưa có nước sạch sử dụng trong sinh hoạt như ở vùng núi cao, địa hình hiểm trở hay ở các đảo xa, vùng đất trũng… rất khó để có thể lắp đặt các hệ thống xử lý nước.

Theo Quy chuẩn Việt Nam có quy định rất rõ ràng về tiêu chuẩn chất lượng nước cấp cho sinh hoạt tại các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cụ thể bao gồm về màu sắc, độ trong, mùi vị, độ pH, nồng độ các chất (Fe2++, Fe3+, Amoni, Clo, Florua,,,,), các chỉ số TDS,... Nguồn nước cấp cần đạt các tiêu chuẩn trên mới được cấp cho người dân sử dụng. 

Bên cạnh các kiểm soát của nhà máy thì người dân cũng cần nâng cao ý thức để bảo vệ nguồn nước sạch sử dụng. Không nên sử dụng các nguồn nước từ giếng, ao, hồ phục vụ cho hoạt động ăn uống và sinh hoạt. Đồng thời có thể sử dụng thêm các máy lọc nước để nguồn nước sử dụng được an toàn hơn. 

tieu-chuan-nuoc-sinh-hoat

Tiêu chuẩn nước sinh hoạt 

4. Nguyên tắc lựa chọn nguồn nước và phương pháp xử lý 

Nguyên tắc lựa chọn một nguồn nước rất quan trọng trong việc xử lý nước cấp giúp đem đến hiệu quả cao đồng thời tiết kiệm chi phí trong quá trình xử lý.

Để có một phương pháp xử lý nước hiệu quả nhất có thể dựa vào những yếu tố sau:

  • Chất lượng của nước nguồn (nước thô) trước khi xử lý.
  • Chất lượng của nước sau khi đã xử lý.
  • Công suất của nhà máy nước.
  • Điều kiện kinh tế kỹ thuật.
  • Điều kiện của địa phương.

Do đó dựa vào những yếu tố trên, địa phương cũng như các doanh nghiệp lựa chọn phương pháp xử lý nước một cách tốt nhất, để vừa có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng lại phù hợp với ngân sách của doanh nghiệp.

5. Quy trình xử lý nước cấp

Quy trình xử lý nước cấp được thể hiện qua sơ đồ sau: 

Bước 1: Dùng song chắn và làm thoáng

Nguồn nước đầu vào sẽ được cho đi qua song chắn rác để lọc các rác thải thô có kích thước lớn, chất căh bã, bùn cát trước khi đi vào bể chứa nước.  

Tiếp đến bể sẽ được sục khí để khử mùi, diệt một số các loại vi khuẩn cũng như tăng pH của nước. 

Bước 2: Quá trình tạo bông cặn và keo tụ

Tại đây nhà máy sẽ sử dụng các hóa chất để kết dính các tạp chất, chủ yếu dùng phèn nhôm hoặc PAC. Các tạp chất hòa tan trong nước sẽ kết dính với nhau tạo các hạt to, nặng và lắng đọng xuống dưới đáy bể trên bề mặt của lớp vật liệu lọc

Bước 3: Bể lắng cát, loại bỏ bùn

Sau khi loại bỏ các tạp chất phía trên thì loại tiếp lớp bùn lắng đọng xuống dưới bằng máy bơm. Bùn sau khi hút ra ngoài được nén lại và dùng làm phân bón

Bước 4: Lọc bể cát chậm và lọc bể cát nhanh

Tiếp tục xử lý các vi sinh vật, tạp chất còn lại trong nguồn nước bằng nhiều công đoạn. 

Bước 5: Khử trùng

Tại đây sẽ sử dụng hóa chất để loại bỏ vi sinh vật có hại, gây bệnh còn sót lại trong nước trước khi đưa vào sử dụng sinh hoạt hàng ngày. Có thể sử dụng các hóa chất có tính khử trùng để làm sạch nước hoặc chiếu tia UV. Hiện nay các nhà máy ưu tiên sử dụng các dạng hóa chất chứa Clo để khử trùng nước do chi phí thấp, dễ sử dụng mà cho hiệu quả tốt.

Bước 6: Cấp nước cho người sử dụng

Sau các quá trình xử lý trên, nước sẽ được đưa đến các trạm bơm để dẫn nước đến các khu dân cư, văn phòng để cho người dân sử dụng. 

quy-trinh-xu-ly-nuoc-sinh-hoat-tu-nuoc-song

Quy trình xử lý nước cấp từ nguồn nước sông

 

Công Ty Cổ Phần Kỹ Thuật Môi Trường Nam Sông Hồng

Địa chỉ đăng ký kinh doanh: Số 8/89 Đường Đinh Công Tráng, P. Lộc Hạ, TP. Nam Định, T. Nam Định

MST: 0600966211

Đại diện: Ông Phan Văn Thơ     Chức vụ: Chủ tịch HĐQT kiêm Giám Đốc

Giới tính: Nam

SĐT chính: 0944343168

Email chính: [email protected]

Liên kết

công ty môi trường, xử lý khí thải, kế hoạch bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường, xử lý nước thải, tư vấn môi trường, đề án bảo vệ môi trường, báo cáo giám sát môi trường định kỳ, giáo trình môi trường, thiết bị môi trường, xử lý nước sạch, tư vấn môi trường

Bản đồ